Vay tín chấp VPBank là hình thức vay vốn được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay. Cùng tìm hiểu xem tại sao VPBank lại là đối tác tin cậy của nhiều người như vậy nhé!
Mục lục
Vay tín chấp VPBank là gì?
Đây là hình thức vay tiền được cung cấp bởi ngân hàng VPBank – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng không cần tài sản đảm bảo, chỉ dựa vào sự tín nhiệm của khách hàng để cho vay vốn.
Một số địa phương có dễ dàng được duyệt các khoản vay Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Gia Lai, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Nha Trang, Quảng Ninh, Cần Thơ, Quảng Bình, Bình Dương, Nam Định, Đồng Nai, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thái Bình,…
Có nên vay tín chấp ở VPBank không?
Tùy vào điều kiện và khả năng chi trả của mỗi người khác nhau, sẽ có những quyết định có nên vay tín chấp tại ngân hàng VPBank hay không. Tuy nhiên, vay tín chấp tại ngân hàng VPBank sẽ có một số ưu điểm như sau:
- Các gói vay ưu đãi, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng
- Không cần bảo lãnh của công ty hay thế chấp tài sản cá nhân.
- Số tiền được vay từ 10 triệu và tối đa lên tới 300 triệu
- Thời gian vay từ 6 tới 36 tháng tùy vào sự lựa chọn của khách hàng
- Duyệt vay và giải ngân nhanh chóng
- Tính lãi suất theo dự nợ giảm dần
- Đa dạng các hình thức vay tín chấp theo lương, sổ hộ khẩu, sổ lương, thẻ tín dụng, bảo hiểm nhân thọ
Vay tín chấp VPBank lừa đảo? có an toàn không?
VPBank là ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập vào ngày 12/8/1993 là một trong những ngân hàng cổ phần lâu đời nhất ở Việt Nam.
Đến tháng 6 năm 2021, sau 28 năm hoạt động VPBank đã phát triển với mạng lưới lên tới 233 chi nhánh/phòng giao dịch và gần 25.000 nhân viên.
Hết năm 2020, tổng doanh thu của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 13.019 tỷ đồng.
Ngoài ra, VPBank cũng nằm trong top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu. Trong 3 năm liên tiếp từ 2018 tới 2020, VPBank đều đạt giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu” do IDG Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức cùng giải thưởng quốc tế “Trải nghiệm Khách hàng tốt nhất” (Best Customer Experience) do tạp chí The Asian Banker Vietnam bình chọn.
Với những thông tin trên có thể thấy rằng, VPBank là một trong những ngân hàng uy tín, không hề có chuyện lừa đảo khách hàng.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đối tượng xấu giả mạo là nhân viên của VPBank để lừa khách hàng cho vay tiền nhằm mục đích trục lợi cho bản thân.
Do đó, các bạn hết sức đề phòng và cận trọng khi chấp nhận vay tiền. Xác minh kỹ thông tin trước khi vay hoặc các giao dịch chuyển khoản khác. Chỉ giao dịch trên các website có chứa thành phần “vpbank.com.vn” trong tên miền.
Chi tiết về cảnh báo của VPBank các bạn có thể xem thêm: https://www.vpbank.com.vn/tin-tuc/tin-vpbank/2020/canh-bao-kh
Vay tín chấp VPBank Online
Lãi suất 2021
Lãi suất vay tín chấp tại ngân hàng VPBank giao động từ 14%/năm tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau với số tiền lãi trả hàng tháng bằng nhau và lãi theo dư nợ giảm dần.
Mỗi tháng, VPBank sẽ thông báo số tiền gốc, lãi, thời gian thanh toán cho bạn qua tín nhắn điện thoại bạn đăng ký khi vay tiền.
Bạn có thể thanh toán theo hai cách đến PGD của VPBank gần nhất hoặc chuyển khoản và tài khoản của bạn đã mở tại VPBank
Ngoài lãi suất ra, còn một số khoản phí khác
Phí bảo hiểm khoản vay
Mức phí giao động từ 1,2 – 1,5%/năm tính trên dư nợ giảm dần với mục đích bảo hiểm cho khoản tại VPBank. Với loại bảo hiểm này, trong trường hợp rủi ro khách hàng không thể trả nợ (trường hợp thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc tử vong), bên bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả phần dư nợ còn lại.
Khoản phí này, VPBank sẽ tính tổng số tiền bảo hiểm trong suốt thời hạn vay và thu số tiền này vào thời điểm giải ngân,
Phí phạt trả nợ trước hạn
Đối với khách hàng trả nợ toàn bộ hoặc một phần dư nợ khoản vay sẽ phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn. Loại phí này sẽ được tính toàn như sau:
TH1: Thời gian vay đến 12 tháng: Phí trả nước trước hạn = số tiền trả nợ trước hạn (x) 4% (tối thiểu 1.000.000đ)
TH2: Thời hạn vay trên 12 tháng: Phí trả nước trước hạn = số tiền trả nợ trước hạn (x) 3% (tối thiểu 6.00.000đ)
Hợp đồng
Hợp đồng vay vốn tại VPBank:
Hồ sơ
Thủ tục vay tiêu dùng tín chấp của VPBank khá đơn giản, các bạn sẽ cần phải cung cấp một số giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực
- Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe
- Hợp đồng lao động/ Xác nhận nhân sự/ Quyết định biên chế
- Sao kê lương/ Xác nhận lương
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của VPBank
- Phương án sử dụng vốn theo mẫu của VPBank
Điều kiện
- Có quốc tịch Việt Nam
- Có hộ khẩu hoặc làm việc tại nơi có PGD của VPBank
- Thu nhập từ 4,5 triệu/tháng
- Tuổi từ 22 – 60 tuổi (với nam giới) và 22 – 65 tuổi (với nữ giới)
Quy trình thẩm định
B1: Tiếp nhận hồ sơ
Nhân viên của VPBank sẽ tiếp nhận thông tin nhu cầu vay vốn của bạn, sau đó xác định mục đích vay vốn cùng một số điều kiện cơ bản.
Nếu không có vấn đề gì, bạn sẽ được phát một bộ hồ sơ vay vốn miễn phí và hướng dẫn bạn cách hoàn thành hồ sơ.
B2: Thẩm định hồ sơ
Sau khi hoàn thành và nộp hồ sơ xong, hồ sơ của bạn sẽ được chuyển tới bộ phận thẩm định. Lúc này, các nhân viên thẩm định sẽ dựa vào thông tin cũng như các giấy tờ mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ để đối chiếu với các tiêu chi cho vay của ngân hàng và độ trung thực của tờ khai.
B3: Xét duyệt và cho vay
Thẩm định hồ sơ xong, bước tiếp theo hồ sơ sẽ được giao cho Giám đốc để quyết định. Thời gian xét duyệt sẽ trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày.
B4: Ký hợp đồng và giải ngân
Được duyệt cho vay xong nhân viên của VPBank sẽ hẹn bạn để ký hợp đồng. Lưu ý đọc kỹ các điều khoản trước khi đặt bút ký.
B5: Thu hồi nợ
Hướng dẫn vay tín chấp VPBank theo sổ hộ khẩu, lương
Bước 1: Truy cập theo đường dẫn: https://vayonline.vpbank.com.vn/
Bước 2: Điền thông tin và form đăng ký trên màn hình rồi chọn “Vay ngay”
Bước 3: Làm theo hướng dẫn đến khi hoàn tất hồ sơ
Bước 4: Nhân viên VPBank sẽ gọi điện lại để xác nhận thông tin cũng như yêu cầu thêm các giấy tờ khác (nếu có)
Bước 5: Đợi duyệt hồ sơ và nhận giải ngân
Kinh nghiệm
Tìm chính xác khoản vay đúng với mục đích
Có nhiều khoản vay khác nhau dành cho các mục đích xây sửa nhà, mua nhà, kinh doanh, du học. Những khoản vay này thường có lãi suất thấp với khi bạn vay theo dạng vay tín chấp. Do đó, bạn không nên vay tín chấp nếu có khoản vay đúng với mục đích của bạn.
Có sẵn kế hoạch trả nợ khi vay tiền
Như đã nói ở phần trên, bạn nên cân nhắc tài chính của mình để không rơi vào tình trạng trả nợ trễ hạn. Việc trả nợ trễ hạn sẽ khiến bạn chịu thêm phí phạt cũng như việc điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm xuống.
Điểm tín dụng thấp sẽ ảnh hưởng tới khả năng vay tiền của bạn trong tương lai.
Không vay tín chấp trước khi vay khoản lớn
Mỗi cá nhân đều có hạn mức tín dụng dựa trên thu nhập cá nhân. Hạn mức tín dụng chính là số tiền tối đa mà bạn có thể vay.
Vì vậy, nếu bạn vay tín dụng trước khi vay một khoản vay lớn khác như vay mua nhà, thì khoản tiền mà ngân hàng có thể cho bạn vay sẽ bị giảm xuống.
Lưu ý các khuyến mại, ưu đãi
Bạn nên chú ý theo dõi thường xuyên các ngân hàng mà bạn muốn vay. Bởi các ngân hàng thường có các đợt ưu đãi, khuyến mãi giảm lãi suất, hoặc tặng gói bảo hiểm khi vay tín chấp.
So sánh các khoản vay trên thị trường
Bạn cần so sánh thật kỹ các khoản vay trên thị trường để có nhiều thông tin và biết một các thấu đáo các khoản vay để chọn được khoản vay tốt nhất.
Lưu ý các khoản phí đi kèm
Ngoài lãi suất, khi vay tín chấp sẽ còn các khoản phí liên quan đi kèm sẽ được ghi rõ trong hợp đồng. Vì vậy, hãy trao đổi thật kỹ với nhân viên của VPBank về các khoản phí này trước khi ký hợp đồng để tránh các phiền phức sau này.
Vay tín chấp VPBank không có khả năng trả được
Tùy vào tình hình thực tế của khách hàng mà VPBank sẽ có hướng xử lý khác nhau. Quy trình thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng VPBank dựa trên quy định của Ngân hàng Nhà Nước như Thông tư Thông tư 06/VBHN-NHNN của ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên, đối với các khách hàng vay tiền tín chấp tại ngân hàng VPBank mà không có khả năng trả nợ sẽ có hướng xử lý như sau:
B1: Nhân viên VPBank gọi điện cho khách hàng để thông báo về tình trạng nợ và yêu cầu trả nợ
B2: Nếu khách hàng vẫn không có động thái trả nợ, ngân hàng sẽ gửi thông báo tới địa chỉ làm việc của khách hàng
B3: Nếu xong 2 bước mà vẫn không đòi được nợ, bên ngân hàng sẽ chuyển sang bước 3 đó là chuyển khoản nợ của khách sang công ty đòi nợ
B4: Bước cuối cùng nếu cả 3 bước trên không đòi được nợ, ngân hàng sẽ kiện bạn ra tòa để giải quyết
Lưu ý, bạn nên cân đối tài chính để trả nợ đúng hạn bởi nếu trả nợ trễ hạn bạn sẽ bị tính phí phạt trả nợ trễ hạn theo quy định của VPBank.
Trên đây là bài viết “Vay tín chấp VPBank theo sổ hộ khẩu, bảng lượng lãi suất bao nhiêu?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích.
>>Xem thêm: Thẻ tín dụng VIB Online Plus là gì? có rút được tiền mặt không? lừa đảo?