Thiếu máu não có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đây cũng là căn bệnh thường gặp phải ở người già, người cao tuổi. Vậy thiếu máu não ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe.
Tại sao xảy ra tình trạng thiếu máu não
Mục Lục
Thiếu máu não sẽ tác động đến các tế bào làm các tế bào hoạt động kém hơn so với bình thường gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh mắc phải thiếu máu não xảy ra khi lưu lượng máu lên não giảm, tình trạng này thường xuyên diễn ra sẽ làm giảm oxy kèm theo các chất dinh dưỡng cung cấp lên não và các tế bào thần kinh. Bệnh thiếu máu não thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thiếu máu não
Có 2 nguyên nhân chính
Theo Đông y, thiếu máu não xuất phát từ việc khí huyết hư tổn, huyết hư nhược, khí hư làm lưu hành máu giảm, chất lượng máu không đủ để nuối dưỡng hệ thần kinh trung ương.
Theo Tây y, thiếu máu não do xơ vữa, động mạch, lão hóa mạch máu não, thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lòng mạch, gây tắc nghẽn mạch từ đó thiếu máu cung cấp lên não.

Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Triệu chứng bệnh thiếu máu não
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
- Đau đầu
- Suy giảm trí nhớ
- Mất ngủ
- Tê bì, nhức mỏi chân tay
Đây là những dấu hiệu thường gặp phải mắc bệnh thiếu máu não. Các triệu chứng này thời gian đầu sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu như bạn không chữa dứt điểm, về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
Tác hại của thiếu máu não
Thiếu máu não sẽ dẫn đến một số tác hại mà các bạn cần phải để ý như sau: có nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp, người bệnh dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê hoặc nhức mỏi tay chân.
Vậy thiếu máu lên não có nguy hiểm không?
Các mạch máu nếu liên tục bị thiếu máu lên não nuôi dưỡng não trong thời gian dài có thể gây xơ vữa động mạch, tổn thương thần kinh trung ương, tạo ra các cục máu đông là yếu tố chính gây nên cách bệnh như Parkinson, động kinh, mất trí nhớ và nếu nặng hơn có thể gây nên các hiện tượng nhồi máu não, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Như vậy thiếu máu não về sẽ cần chữa trị ngay nếu mắc phải. vì trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các thông tin về tai biến mạch máu não, cấp cứu tai biến mạch máu não để có thể ứng biến nếu không mai gặp những trường hợp này.
Thiếu máu não khám ở đâu?
Một số bệnh viện tại Hà Nội bạn có thể đến khám nếu gặp phải các tình trạng thiếu máu não
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai: số 78, Đường Giải Phòng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1, Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: số 1, Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội
Tại Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhân Dân 115: số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Chợ Rẫy: số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Tp Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: số 111 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Thiếu máu não ăn gì cho tốt?
Nếu mắc tình trạng thiếu máu não để cải thiện, chế độ ăn của người thiếu máu não có thể sử dụng nhóm thực phẩm giàu đạm và sắt. Do 2 nhóm chất này chứa nhiều khoáng chất vi lượng, và axit amin đảm bảo các hoạt động của não xảy ra bình thường.
Thực phẩm chứa nhiều đạm và sắt
- Cá hồi
- Thịt bò
- Hải sản
- Trứng gà
- Ngũ cốc
Rau củ
- Bông cải xanh
- Rau cần tây
- Cà rốt
- Bí ngô
Trái cây
- Dâu tây
- Mâm xôi
- Táo
- Nho
- Dưa hấu
Phòng ngừa thiếu máu não
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để rèn luyện sức khỏe
- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau, hoa quả trong khẩu phần ăn. Ăn ít các đồ ăn chứ nhiều dầu mỡ, thịt, nội tạng.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, nên tăng nhiệt đồ điều hòa khi chuẩn bị ra ngoài.
- Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý
- Khám sức khỏe định kỳ thể phát hiện sớm và phòng bệnh
Thiếu máu não là căn bệnh cần phòng tránh để luôn giữ được trạng thái sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo các thông tin về bài thuốc an cung trúc hoàn để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Hoặc có thể gọi điện trực tiếp đến số hotline: 0901.70.55.66 để được tư vấn. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin về các bệnh tai biến tại đây.
>>Xem thêm: Cách tập luyện cho người bị tai biến, tập phục hồi chức năng chân bị liệt